Danh sách những thương hiệu và Model của các hãng điều hòa

Dienlanhphutho.com xin giới thiệu đến các bạn các hãng máy điều hòa để bạn có những lựa chọn đúng với nhu cầu sử dụng.

1. Toshiba :
– Chất lượng được đánh giá theo tiêu chí “Hiệu năng, vận hành êm, bền” nhất hiện nay. Nói về Compressor gia dụng thì Toshiba là hàng đầu, thêm vào đó nữa là công nghệ biến tần kèm theo của Toshiba vẫn là Top.1 nữa nên chất lượng cũng như khả năng phải nói là vô đối rồi.
+ Inverter : Model 10N3KCV vẫn được sử dụng cho date 2013 – 2014
* 1.0HP : model 10N3KCV dòng làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a
* 1.5HP : model 13N3KCV dòng làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a
* 1.65HP : model 16N3KCV dòng làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a
* 2.0HP : model 18N3KCV dòng làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a
+ Non-Inverter : Model N3K-V sử dụng riêng cho Việt Nam cho date từ 2013-2014
* 1.0HP : model 10N3K-V dòng làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22
* 1.5HP : model 13N3K-V dòng làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22
* 2.0HP : model 18N3K-V dòng làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22
* 2.5HP : model 24N3K-V dòng làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gar R22

2. Panasonic :
– Hiệu năng chỉ đứng sau Toshiba. Tuy nhiên xét về khía cạnh bù trừ thì Panasonic có UnitIndoor thổi nhiệt ra tốt hơn Toshiba cho nên khả năng làm lạnh của Panasonic là tốt hơn. Chính cái ưu này cũng là cái khuyết điểm vì lá diện tích tiếp xúc nhiệt quá nhiều nên các lá nhôm rất mỏng và dễ dập móp khi bảo trì liên tục. Do đó nếu sử dụng Panasonic để kinh doanh thì là điều bất lợi hơn so với Toshiba. Cho nên nếu cho điểm thì Panasonic vẫn là 9, Toshiba là 10
– Các kí tự model của hãng để nhận biết máy thuộc dòng nào, sử dụng Gas nào.
* KC : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22
* C : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, chỉ có thêm bộ phát Ion kèm theo, sử dụng Gas R22. Chi tiết bên ngoài hoàn toàn giống KC
* E : dòng Inverter, làm lạnh 2 chiều, sử dụng Gas R410a.
* A : dòng Non-Inverter, làm lạnh 2 chiều, sử dụng Gas R22
* S : dòng Inverter , làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a, điện áp nguồn làm việc 220-240vol
* TS : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a, điện áp nguồn làm việc 200-220vol. Đây được coi là dòng ăn bớt của dòng S. model này đã thay thế cho model S từ giữa năm 2013 rồi.

3. Daikin :
– Xét về chất lượng máy dân dụng <5HP thì Daikin có thể bị coi là lép vế trước Panasonic/Toshiba. Tuy nhiên nếu đánh về >5HP thì cần phải xét lại. Hiện nay Daikin gần như là nắm trọn về các công trình Building cỡ lớn với hệ thống làm lạnh theo nhiều kiểu khác nhau. Giờ mình chỉ bàn về máy dân dụng <5HP trước thôi. Daikin hiện nay gia nhập vào VN thông qua công ty Việt Kim là nhà phân chính có trụ sở chính tại Q2 – TPHCM . Sau đây là các model chính của hãng :
* FTE : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22. Dòng này được coi là phổ thông nhất của Daikin
* FT : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22. Dòng này được coi là chất lượng chuẩn so với nguyên bản Non-Inverter (nghĩa là đủ công suất, vật liệu cấu tạo gọi là “ko ăn bớt” )
* FTKD : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22.
* FTKS : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a
* FTNE : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a
* FTKC : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R32. Dòng này là dòng phổ thông căn bản của công nghệ Gas R32 mới nhất hiện nay.
* FTKV : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R32. Tạm thời mình chỉ đánh giá là chỉ khác với mẫu KC là có thêm Sensor dò ngay trên mặt nạ UnitIndoor. Về UnitOutdoor thì chưa có điều kiện tháo ra, chỉ nhìn tổng quan là 2 cái UnitOutdoor R32 mà nhìn thì chả thể nào biết em nào là em nào (vì nó to như nhau)

4. Carrier :
– Có thể là cái tên xa lạ nhưng thực sự Carrier chuyên hơn về mảng điều hòa công nghiệp hơn là dân dụng. Hiện hãng vẫn hợp tác chung với Toshiba về dòng máy dân dụng loại nhỏ. Cụ thể là với dòng Non-Inverter thì giữa Toshiba và Carrier 2 hãng này chỉ khác 99% (nghĩa là khác chữ Toshiba thành Carrier đấy) chứ về chất lượng thì như nhau.
* CSR : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22 .
* CVU : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dung Gas R410a

4.Mitsubishi Heavy :
– Dòng này mình chỉ chú ý mẫu Non-Inverter 2.0HP Model 18CL mà thôi. Còn các model khác ko có gì nổi trội hay đặc sắc cả. Xét về khía cạnh giá tiền eo hẹp nhất và cần hiệu năng cao nhất thì 18CL chỉ được cái là Compressor Mitsubishi hàng Top.3 + kích thước UnitOutdoor lớn tiện cho giải nhiệt thoải mái mà ít bị hư hỏng. Tuy nhiên khuyết điểm lớn nhất của model này là phần vỏ sắt của UnitOutdoor lại quá tệ, có thể nói là sao giờ vỏ sắt bọc ngoài hiệu nào cũng mỏng đến độ ….. bén như dao lam, sơ sẩy 1 cái là đứt tay ngay T.T . Model này có thể được gọi là “Nghèo ham xài đồ hiệu” là đây
* CM / CL /CK : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R22 ( ai rành search phân biệt dùm cái đuôi M L K là date năm nào dùm với )
* SRK : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dụng Gas R410a

5. LG :
– Thương hiệu hàng đầu của Korea trong đó có SAMSUNG. Xét về khía cạnh điện lạnh thì chỉ có LG là xài ổn mà thôi. Nói về chất lượng thì LG cũng có cái khôn trong đó là có vay mượn Compressor của Toshiba làm cho 1 số model của mình, tuy nhiên cho đến nay thì mình chỉ check thấy vài model xưa thôi chứ theo tình hình hiện tại thì Compressor vẫn là của hãng có cái Logo chữ LG to chà bá. Hãng này có thể gọi là xài theo kiểu “em thích Vespa nhưng chỉ có tiền mua Elizabeth” thôi
* S : dòng Non-Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dung Gas R22
* V : dòng Inverter, làm lạnh 1 chiều, sử dung Gas R410a

– Sau đây mình sẽ liệt kê các thương hiệu nào hiện đang nằm trong phân khúc và ý nghĩa của từng phân khúc :
– Giữa các phân khúc sẽ khác nhau chủ yếu nhận biết rõ nhất là hiệu năng mang lại. Có nghĩa là độ lạnh (hoặc sưởi) sẽ sâu hơn nhưng điện năng tiêu thụ lại ít hơn. Đó cũng là lý do dòng cao cấp lại có khác biệt lớn so với dòng trung cấp và chỉ có những ai sử dụng qua rồi mới cảm nhận được.
+ Dòng cao cấp : 
– Tiêu chí căn bản luôn luôn là hiệu năng và mẫu mã.
* Top 1 : Panasonic – đứng đầu về kiểu dáng sang trọng, hiệu năng kèm theo thì so ngang ngửa 9/10 với Toshiba. Chỉ mỗi tội là các chi tiết lá nhôm và ống đồng quá mỏng khiến dễ bị xì xọt (xác suất hên xui thôi)
* Top 2 : Toshiba – đứng đầu về hiệu năng, mẫu mã kèm theo thì bị coi là thô kệch nhưng ko đến nỗi xấu  . Rất thích hợp cho cày ngày cày đêm trâu bò nhất nhưng …… giá anh này lại mắc nhất trong các hãng.
+ Dòng trung cấp :
– Tiêu chí dành cho đầu tư số lượng nhiều nhưng vẫn giữ được mức an toàn cần thiết về độ bền.
* Top 1 : Daikin – năm nay hãng này vượt lên cả Mitsubishi Heavy lẫn Electric vì còn có model Inverter xài Gas R22 và R410a có tiêu chuẩn “đủ – ko ăn bớt” nên mức an toàn cao hơn những Model “ăn bớt”. Ngoài ra sự lựa chọn của Daikin phải nói là đa dạng đến mức chọn model nào cũng có từ Gas R22 – 410a – R32 cho cả 2 mảng Inverter lẫn Non-Inverter. Tuy nhiên mức ổn định của Daikin còn phụ thuộc nhiều vào mức độ bảo trì liên tục hàng năm ~ 1 năm bảo trì 3-4 lần . Còn sự lựa chọn thích hợp nhất vẫn phải so sánh với 2 anh cả đầu tiên Top 1&2 rồi mới tới anh Top3 này. Xét về giá cả thì tùy thời điểm mà đôi khi Daikin lại có giá cao hơn cả Toshiba lẫn Panasonic, cho nên khi giá lại cao ngất ngưỡng thế này thì cần phải check lại nhiều thứ rồi mới có nhận xét cụ thể là nên mua Daikin hay ko.
* Top 2 : Mitsubishi Heavy – chỉ xác nhận cho model Non-Inverter 18CL. Năm nay thương hiệu Mitsubishi Electric lẫn Heavy bị phai mờ bởi thương hiệu Daikin rồi

+ Dòng bình dân : 
* Top 1 và chỉ 1 mà thôi : LG – thương hiệu nổi tiếng hàng đầu về điện máy của Korea. Chất lượng và hiệu năng chỉ trong tầm giá , ít ra cũng hơn nhiều mấy thương hiệu gia công của China nhiều.
* Top 2 : ai mà nghĩ là Samsung thì thôi luôn đi nha, xài hết bảo hành là em nó ngủm luôn đấy. Cấu tạo vật liệu của UnitOutdoor bây giờ toàn là ……. Nhôm, Nhôm, Nhôm EveryWhere T.T
+ Dòng xài cho biết :
– Tiêu chí : chưa bao giờ xài máy lạnh, kẹt tiền ko có khả năng mua máy xịn, xài để chữa cháy, xài để kinh doanh theo kiểu đối phó
: Funiki ~ Reetech . Cái hay của Funiki là nhái kiểu dáng của Panasonic tới mức 90% (linh kiện bên trong thì chỉ có Motor FAN ở UnitIndoor là của Panasonic – nhưng là chất lượng loại 2 hiệu OLONG China sản xuất thôi). Còn Reetech thì sử dụng Board mạch của model cũ của Toshiba sử dụng trước kia, UnitOutdoor thì Good cái sử dụng Compressor của Toshiba (nói nôm na là có cái UnitIndoor là quá tệ thôi).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
Zalo Messenger